Sư phạm mầm non có thực sự phù hợp với bạn?

Ngành Sư phạm mầm non là gì? Ngành phù hợp với những đối tượng nào? Những điều cần lưu ý khi học và làm việc trong môi trường sư phạm mầm non ra sao?

Đó có lẽ là một loạt các câu nghi vấn đặt ra trong đầu bạn, khi bạn quyết định theo ngành sư phạm mầm non. Bạn không biết ngành có thực sự phù hợp với mình không? Bạn vẫn đang phân vân trong quá trình chọn lựa nghề nghiệp. Hãy tìm hiểu kĩ về ngành sư phạm mầm non rồi từ đó thực hành và cảm nhận xem mình có phù hợp với nghề không nhé!

Ngành sư phạm mầm non là gì?

Sư phạm mầm non hay còn gọi là giáo dục mầm non. Là công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom và dạy dỗ trẻ từ 2 đến 5 tuổi hoặc sớm hơn. Việc cho trẻ đi học mầm non giúp trẻ phát triển văn – thể – mỹ, chuẩn bị kiến thức vào lớp 1. Ngoài ra, đối với một số gia đình neo người, việc trẻ đi mầm non giảm bớt gánh nặng trông trẻ ở nhà cho gia đình.

Các giáo viên mầm non không chỉ đơn thuần là người trông giữ trẻ, học còn là những người thầy dạy chữ, dạy văn, dạy những kỹ năng múa hát, văn thơ,… là người bạn luôn thấu hiểu và chia sẻ với trẻ. Chung quy lại, giáo viêm mầm non là người đa kỹ năng.

Những đối tượng theo học sư phạm mầm non

Sư phạm mầm non phù hợp với những ai? Bạn có là người phù hợp với ngành? Cùng tham khảo một số tiêu chí dưới đây nhé!

– Sư phạm mầm non phù hợp với những người yêu mến trẻ, có tình yêu thương và sẵn lòng săn sóc trẻ.

– Những người có mơ ước trở thành giáo viên sư phạm

– Những người khéo léo, chu đáo, năng khiếu múa hát tốt.

– Đặc biệt, sư phạm mầm non phù hợp với phụ nữ, những người có đức tính cẩn thận, cần cù, chịu khó và yêu thương trẻ.

Những lưu ý trong ngành sư phạm mầm non

Kỹ năng sư phạm mầm non: Các giáo viên mầm non công việc chính là nôi dạy, chăm sóc, trông nom cấc bé từ 2 đến 5 tuổi, tuổi này các em mới bắt đầu hình thành tính cách, học thức và các nhận thức cá nhân. Chính vì thế, ở các trường mầm non, giáo viên cần phải có kỹ năng sư phạm, dạy cho trẻ cách đối xử với mọi người, nghe lời ngoan ngoãn, điều gì nên học, nên làm và điều gì không nên,…

Đức tính chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thương trẻ: Mỗi lớp mẫu giáo thường có 2 giáo viên phụ trách chăm sóc, trông nom và dạy dỗ cho khoảng 15-30 trẻ. Mỗi trẻ lại có một tính, một nết khác nhau nên nhiều khi các cô thường gặp áp lực lớn như: trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống, nghịch nững trò nguy hiểm,… Bởi vậy, giáo viên mầm non cần bắt buộc phải có những đức tính này để nôi dạy và săn sóc trẻ tốt.

Hiểu và nắm rõ tâm lý trẻ: Bất kỳ ngành sư phạm bậc nào, giáo viên cũng cần phải hiểu được tâm lý học trò, giúp cho việc dạy dỗ, kèm cặp phù hợp và giúp có các phương pháp giảng dạy hợp lý. Đặc biệt mầm non, giáo viên cần phải có chuyên môn sư phạm mầm non vững vàng, luôn có thái độ làm việc đúng đắn, thiết tha và yêu công việc, yêu mến trẻ nhỏ vafd phải nắm bắt được tâm lý trẻ thơ.

Việc làm ngành sư phạm mầm non

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp hay Cao đẳng mầm non các việc làm: Giáo viên mẫu giáo mầm non, quản lý trường mầm non, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, nhân viên điều dưỡng,… là những việc làm phổ biến khi học ngành này.

Tính từ năm 2011 – 2015 (nguồn Tổng cục thống kê) số lượng giáo viên mầm non trên cả nước tăng từ 150000 giáo viên lên 250000 giáo viên và xu hướng vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu xã hội. Và nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non cho các trường công lập hay ngoài công lập liên tục cập nhật hàng ngày. Chính vì thế, học sư phạm mầm non ra trường không lo thất nghiệp, có cơ hội làm việc ổn định, thăng tiến.

 Nếu thực sự yêu thích trẻ nhỏ, yêu thích môi trường sư phạm mầm non. Bạn nên tìm và định hướng nghề nghiệp cho mình ngay bây giờ. Chúc các bạn thành công!