Nghiệp vụ Khai báo thuế
Nghiệp vụ Khai báo thuế là khóa học ngắn hạn về Khai báo thuế, nó là khâu cuối của Nghiệp vụ kế toán. Chúng ta thấy trong chương trình Kế toán doanh nghiệp có luôn phần này. Khóa học Nghiệp vụ Khai báo thuế là khóa học dành cho những người đã học kế toán nhưng chưa nắm vững về khai báo thuế. Nhiều kế toán viên, sinh viên năm cuối ngành Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đăng ký học chương trình này khá nhiều do trong quá trình học tập trong nhà trường, chưa nắm vững phần Nghiệp vụ Khai báo thuế.
I. MỤC TIÊU KHÓA HỌC
– Khóa học Nghiệp vụ Khai báo thuế trang bị những hiểu biết cơ bản nhưng thiết thực nhất, hướng dẫn kỹ thuật tác nghiệp thực dụng nhất để sau khi tham gia, học viên có đủ khả năng bắt tay vào công việc Khai báo thuế.
– Khoá học Nghiệp Khai báo thuế cung cấp kiến thức thực tế về hóa đơn chứng từ sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; chứng từ luân chuyển nội bộ; đưa hàng đi gia công; xuất hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo…; thủ tục đặt in hóa đơn – tự in hóa đơn; phương pháp lập hóa đơn chứng từ; xử lý khi ghi sai hóa đơn; xử lý khi mất hóa đơn.
– Giải thích được các nội dung trong tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài.
– Sử dụng phần mềm hỗ trợ khai báo thuế mới nhất hiện nay để lập các Tờ khai thuế hàng tháng, quý và quyết toán thuế cuối năm.
– Chương trình đào tạo Nghiệp vụ Khai báo thuế luôn đi sát với mục tiêu của người học, giúp người học có thể áp dụng kiến thức đã học để khai báo thuế sau khi kết thúc khóa học.
– Học viên tham gia khoá học Nghiệp vụ Khai báo thuế có được kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc khai báo thuế hàng tháng.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
– Kế toán viên; Sinh viên ngành Kế toán; Tài chính ngân hàng;
– Kế toán trưởng;
– Những Anh/chị học viên quan tâm tới khóa học này.
Tại sao Kế toán viên; Sinh viên ngành Kế toán hầu hết tham gia khóa học này?
Những sinh viên ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng đều biết rằng, học Kế toán phải từ phần Nguyên lý kế toán (Kế toán đại cương), rồi đến Kế toán tài chính, đến Lập và phân tích báo cáo tài chính và cuối cùng là Khai báo thuế. Phần Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính các giáo viên giảng có thể rất tốt, nhưng đến phần Lập & Phân tích Báo cáo tài chính và Hướng dẫn Khai báo thuế nhiều giảng viên thường lúng túng do đòi hỏi những kinh nghiệm thực tiễn xử lý vấn đề mà không nhiều giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Kết quả là sinh viên ra trường khá “yếu” về phần Lập báo cáo tài chính cũng như phần Khai báo thuế. Vì vậy, tham gia khóa Nghiệp vụ Khai báo thuế sẽ giúp cho những sinh viên, các kế toán viên, kế toán trưởng nắm vững nghiệp vụ này.
III. NỘI DUNG KHÓA HỌC
STT | NỘI DUNG |
PHẦN I. HOÁ ĐƠN – CHỨNG TỪ – THUẾ MÔN BÀI |
|
1 | Các bước về khai thuế ban đầu khi doanh nghiệp đã được thành lập + Thuế môn bài. |
2 | Các chỉ tiêu bắt buộc và không bắt buộc trên hóa đơn tài chính; Như thế nào là hợp đơn bất hợp pháp và hóa đơn hợp lệ. |
3 | Các chỉ tiêu bắt buộc và không bắt buộc trên hóa đơn tài chính; Như thế nào là hợp đơn bất hợp pháp và hóa đơn hợp lệ. |
4 | Hướng dẫn Cài đặt phần mềm HTKK để Kê khai thuế qua mạng |
5 | Cách tra cứu hóa đơn đầu vào có hợp pháp không trên trang web của Bộ Tài Chính. |
6 | Giải bài tập. |
PHẦN II. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
|
1 |
Chính sách thuế GTGT (Cập nhật chính sách thuế mới nhất về thuế GTGT).– Khái niệm thuế GTGT. Phân biệt kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; – Các trường hợp phải xuất hóa đơn GTGT; – Điều kiện để một hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ VAT đầu vào. |
2 |
Hướng dẫn kê khai THUẾ GTGT trên bộ chứng từ thực tế của doanh nghiệp trên phần mềm HTKK – Hướng dẫn sử dụng phần mềm HTKK mới nhất để kê khai thuế GTGT; – Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo tháng (Gồm tờ khai và bảng kê mua vào bán ra và Tờ khai thuế GTGT) trên hóa đơn thực tế tại một doanh nghiệp; – Hướng dẫn kê khai điều chỉnh bổ sung khi đã gửi Tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế; – Giải bài tập thuế GTGT. |
PHẦN III. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN |
|
1 |
Chính sách thuế TNCN (Cập nhật chính sách thuế mới nhất về thuế TNCN) – Đối tượng nộp thuế TNCN; – Thu nhập chịu thuế TNCN và Thu nhập tính thuế khác nhau như thế nào? – Những khoản thu nhập chịu thuế TNCN và những khoản thu nhập không chịu thuế TNCN; – Cách tính thuế TCCN từ tiền lương tiền công, Thuế TNCN của thu nhập từ kinh doanh (cụ thể là cho thuê nhà), Cách tính thuế TNCN từ đầu tư vốn. Cách kê khai trên phần mềm HTKK và cách nộp Tờ khai thuế qua mạng IHTKK. |
2 |
Hướng dẫn Quyết toán thuế TNCN và cách kê khai trên phần mềm HTKK – Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN trên phần mềm HTKK trong trường hợp ủy quyền và trong trường hợp không ủy quyền bằng bài tập cụ thể; – Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN của người lao động là người nước ngoài trong nhiều trường hợp bằng bài tập cụ thể (Lần đầu tiên đến VN và đi về trong năm dương lịch, Lần đầu tiền đến Việt Nam nhưng trong năm dương lịch thì không phải là cá nhân cư trú nhưng tính trong 12 tháng liên tục là cá nhân cư trú tại Việt Nam; Lần đầu tiên đến Việt Nam và tính trong năm dương lịch là cá nhân cư trú nhưng đến 31/12 cá nhân vẫn chưa rời khỏi Việt Nam….); – Hướng dẫn về kê khai bổ sung khi đã nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNCN cũng như Tờ khai tạm tính thuế TNCN hàng tháng cho Cơ quan thuế; – Giải bài tập. |
PHẦN IV. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP |
|
1 |
Chính sách thuế TNDN (Cập nhật chính sách thuế mới nhất về thuế TNDN) – Khái niệm thuế TNDN và đối tượng Nộp thuế TNDN; – Sự khác nhau giữa Kế toán và thuế (Về việc ghi nhận doanh thu theo kế toán và ghi nhận doanh thu theo thuế; Cách tính chi phí theo thuế và cách tính chi phí theo kế toán); – Thu nhập chịu thuế và Thu nhập tính thuế khác nhau như thế nào. Cách tính thuế TNDN; – Cách chuyển lỗ của những năm trước vào năm tính thuế hiện hành. |
2 |
Chính sách thuế TNDN (Cập nhật chính sách thuế mới nhất về thuế TNDN) – Khái niệm thuế TNDN và đối tượng Nộp thuế TNDN; – Sự khác nhau giữa Kế toán và thuế (Về việc ghi nhận doanh thu theo kế toán và ghi nhận doanh thu theo thuế; Cách tính chi phí theo thuế và cách tính chi phí theo kế toán); – Thu nhập chịu thuế và Thu nhập tính thuế khác nhau như thế nào. Cách tính thuế TNDN; – Cách chuyển lỗ của những năm trước vào năm tính thuế hiện hành. |
IV. GIẢNG VIÊN
Giảng viên khóa học Nghiệp vụ khai báo thuế chúng tôi mời rất chọn lọc từ 2 nguồn sau:
– Giảng viên Kế toán nhưng có kinh nghiệm thực tiễn về Khai báo thuế.
– Các Kế toán trưởng, Kiểm toán, Chuyên viên Thuế… đang làm việc tại các công ty bên ngoài với kinh nghiệm nhiều năm sẽ giúp cho người học tiếp cận kiến thức Khai báo thuế tốt nhất.
Với phương châm “Chất lượng tạo ra sự khác biệt”, Trung tâm chúng tôi luôn cố gắng mời những giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có phương pháp sư phạm tốt, nhiệt tình… giúp cho người học nắm được kiến thức tốt nhất, tự tin trong công việc sau này.
IV. NGÀY KHAI GIẢNG
CƠ SỞ | KHAI GIẢNG | HỌC PHÍ |
HỌC TẠI THỦ ĐỨC | NGÀY 06.05.2016 | 600.000 / KHOÁ |
HỌC TẠI BÌNH DƯƠNG | NGÀY 07.05.2015 | 800.000 / KHOÁ |
V. THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC
CƠ SỞ | THỜI GIAN HỌC 1 THÁNG |
HỌC TẠI THỦ ĐỨC (Số 234 Võ Văn Ngân – P. Linh Chiểu – Q. Thủ Đức) |
Tối Thứ 2, 4, 6 / Tối Thứ 3, 5, 7 (18h – 20h45) |
HỌC TẠI BÌNH DƯƠNG (Số 591 Đại lộ Bình Dương – P. Hiệp Thành – TP. TDM) |
Tối Thứ 7 và Ngày Chủ nhật (Tối: 18h – 21h; Sáng: 8h – 11h; Chiều: 13h30 -16h30) |
VI. CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP
– CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CẤP.
– HỌC VIÊN NHẬN CHỨNG CHỈ SAU 2 THÁNG KẾT THÚC KHÓA HỌC.
VII. ĐỊA ĐIỂM HỌC
1. CƠ SỞ THỦ ĐỨC – TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Địa chỉ: Số 234 Võ Văn Ngân – P. Linh Chiểu – Q. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0868 44 6464 – 0988 44 6464. Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 (15h – 21h).
2. CƠ SỞ BÌNH DƯƠNG – NHÀ THIẾU NHI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 591 Đại lộ Bình Dương – P. Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – T. Bình Dương.
Điện thoại: 0868 44 6464 – 0902 384 081. Thời gian làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật (8h – 20h).