Liên thông – Văn bằng 2 Đại học Luật Kinh tế tại TPHCM
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
LIÊN THÔNG – VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT KINH TẾ
1. Đối tượng tuyển sinh
– Hệ Văn bằng 2 (Học 2 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành khác; Hoặc đang học Đại học (Có giấy xác nhận viên sinh của Trường Đại học đang theo học).
– Hệ Liên thông từ Cao đẳng (Học 1.5 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học hệ Cao đẳng ngành Luật.
– Hệ Liên thông từ Trung cấp (Học 2.5 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học hệ Trung cấp ngành Luật.
– Ngoài ra, những trường hợp liên thông trái ngành từ Trung cấp – Cao đẳng lên Đại học, học thêm 1 học kỳ (2 tháng đến 4 tháng) bổ sung kiến thức.
2. Hình thức đào tạo
– Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung.
– Thời gian học: Tối Thứ 7 (18h – 21h); Ngày Chủ nhật (Sáng: 7h – 11h; Chiều 13h30 – 17h30).
– Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Đại học Chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hồ sơ xét tuyển
– Hồ sơ tuyển sinh (Phát hành tại văn phòng tuyển sinh).
– 02 Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và bảng điểm.
– 02 Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (hoặc bổ túc văn hóa), Học bạ Trung học phổ thông, các giấy ưu tiên (nếu có).
– 02 CMND (Photo công chứng); 04 ảnh 4×6 (Có ghi rõ Họ tên; Ngày sinh; Nơi sinh phía sau ảnh).
– Lệ phí xét tuyển.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT
LUẬT KINH TẾ – SỰ LỰA CHỌN CHO TƯƠNG LAI
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc hiểu biết pháp luật trong và ngoài nước là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bất kì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào.
Học gì và cần những tố chất nào?
Luật kinh tế là ngành thừa hưởng nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Vì thế, bên cạnh việc được trang bị kiến thức nền tảng về pháp luật Việt Nam, về vai trò của pháp luật trong công ty, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ, luật tài sản, luật kinh doanh quốc tế,… thì sinh viên còn được trang bị các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phân tích pháp luật, đàm phán thương lượng, soạn thảo hợp đồng, soạn thảo các văn bản pháp lý, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,…
Do đó, để có thể học tốt luật kinh tế bạn phải có một trí nhớ tốt để ghi nhớ các hệ thống điều luật, thủ tục tố tụng. Bạn cũng phải thật năng động và bản lĩnh để có thể khẳng định mình trước những khó khăn trong nghề, trước những cám dỗ của mặt trái xã hội. Trên hết, bạn phải có đức tính trung thực, khách quan, cẩn thận bởi bạn phải tìm hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ và chính xác nội dung sự việc trước khi đứng ra đại diện bảo vệ một tổ chức, cá nhân trước pháp luật, đồng thời bạn phải dũng cảm dám đấu tranh vì sự công bằng của công lý. Bên cạnh đó, niềm đam mê, sự hứng thú với nghề luật và các lĩnh vực kinh tế, tư duy phân tích, phản biện và khả năng diễn đạt tốt sẽ giúp các cử nhân luật kinh tế thành công trong tương lai.
Nhiều cơ hội việc làm
Theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển nghề luật sư thì đến năm 2020 sẽ phát triển số lượng khoảng từ 18.000 – 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tại mỗi địa phương có khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội có từ 30-50 luật sư, bảo đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là khoảng 150 người. Có thể thấy cơ hội việc làm của ngành Luật trong tương lai rất cao.
Bên cạnh đó, học Luật kinh tế ra trường không phải chỉ là làm luật sư và làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Không chỉ làm việc tại tòa án, viện kiểm soát mà học luật kinh tế còn có thể công tác trong ngành công an. Nếu không thích làm việc cho cơ quan nhà nước, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; làm việc tại các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: văn phòng luật sư, công ty luật; tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng.