Địa điểm nhận hồ sơ văn bằng 2 Luật tại TPHCM

THÔNG TIN ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VĂN BẰNG 2 LUẬT TẠI TPHCM

Nhu cầu học tập văn bằng 2 Đại học Luật tại TPHCM ngày càng lớn. Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các bạn học viên, trung tâm STRAINCO liên kết với các trường Đại học trong nước (Đại học Đại học Thành Đông, Đại học Chu Văn An, Đại học Hữu Nghị, Đại học Kinh Bắc, Đại học Luật TPHCM, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Sài Gòn, Đại học Kinh Tế Luật, Đại học Mở, Đại học Hồng Bàng, Đại học Văn Lang, Đại học Công Nghiệp TPHCM…) tổ chức tuyển sinh với yêu cầu hồ sơ văn bằng 2 Luật như sau:

1. Hồ sơ tuyển sinh gồm

– Phiếu đăng ký học.
– Bằng và học bạ hoặc bảng điểm (Bản sao).
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân.
– 04 ảnh chân dung cỡ 3×4.

2. Thời gian phát hành và nhận hồ sơ văn bằng 2 Luật

Các lớp văn bằng 2 Luật tại TPHCM được tổ chức thường xuyên. Các bạn quan tâm, có thể liên hệ để cập nhật lịch khai giảng chính xác nhất.

3. Địa điểm nhận hồ sơ văn bằng 2 Luật tại TPHCM

3.1 Văn phòng tuyển sinh – Cơ sở Thủ Đức (TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẤT VIỆT)
Địa chỉ: Số 20 Phạm Văn Đồng, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP HCM
Điện thoại: 0862.744.313 – 0868.177.977. Hotline: 0121 480 9555 . Zalo: 0988 44 64 64
3.2 Văn phòng tuyển sinh – Cơ sở Bình Thạnh
Địa chỉ: Số 801/19 Tầm Vu, P.26, Q.Bình Thạnh, TP HCM
Điện thoại: 0862.744.313 – 0868.177.977. Hotline: 0988 44 64 64 . Zalo: 0988 44 6464
3.3 Văn phòng tuyển sinh – Cơ sở Bình Dương
Địa chỉ: 591 Đại lộ Bình Dương – Tp. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0862.744.313 – 0868.177.977. Hotline: 0988 44 64 64 . Zalo: 0988 44 6464

CÁC BẠN Ở NGOÀI TPHCM VUI LÒNG LIÊN HỆ BỘ PHẬN TƯ VẤN ĐỂ BIẾT
CHÍNH XÁC THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VĂN BẰNG 2 LUẬT

Điện thoại (8h-11h30; 13h30-17h00): 0868.44.6464 – 0868.177.977
Hotline (24/24): 09.8844.6464 – 09.3735.1718
Zalo (24/24): 0987.477.848

hồ sơ văn bằng 2 luật
Kinh nghiệm học Luật

KINH NGHIỆM HỌC LUẬT

Làm sao để học tập có hiệu quả trong khi các điều khoản Pháp luật thường dài và khó nhớ là điều mà các sinh viên Luật luôn phải đau đầu. Ngoài trí thông minh, sự siêng năng chăm chỉ thì những kỹ năng, phương pháp học tập cũng đóng vai trò rất quan trọng.

1. Học theo phương pháp sơ đồ tư duy

Việc này có nghĩa là, trước khi học một môn học, việc đầu tiên nên làm với cuốn giáo trình là xem ngay mục lục để tổng quan mình sẽ học gì ở môn học này. Tốt nhất nên từ mục lục này, diễn giải thành một sơ đồ tư duy. Các đường nối nhánh trong sơ đồ tư duy sẽ thể hiện mối liên hệ giữa các vấn đề với nhau.

Bên cạnh các phạm trù là yếu tố có trong sơ đồ, có thể khái niệm chúng bằng các từ khóa giúp dễ nhớ, dễ hiểu.

2. Hỏi để học

Theo các nghiên cứu đã được kiểm chứng thì: Một đứa trẻ có thể nhận thức dần dần về thế giới khách quan thông qua việc đặt câu hỏi với người lớn. Đôi khi, chỉ đơn giản là những câu hỏi vô cùng ngốc nghếch.

Chúng ta trước mỗi môn học, cũng như tờ giấy trắng, như đứa trẻ đang tiếp cận với vùng nhận thức mới, lý luận mới. Việc đơn giản giúp chúng ta có thể học tập tốt và nhớ lâu, đó chính là việc hỏi. Hỏi hỏi hỏi và hỏi!

     + What – Là gì?

     + Which – Cái nào, việc nào?

     + When – Khi nào?

     + Where – Ở đâu?

     + Why – Tại sao?

     + How – Như thế nào?

Ví dụ: Khi học về môn Luật Hiến pháp, việc đầu tiên không phải là lần lượt mở từng trang học từng bài theo giáo trình hoặc sự sắp đặt theo buổi học của nhà trường. Việc đầu tiên chúng ta có thể làm ngay là:

Bước 1: Đặt câu hỏi.
Bước 2: Xem mục lục, trả lời tổng quát câu hỏi trước. Gặp điều mới lại đặt câu hỏi
Bước 3: Sử dụng nội dung cụ thể trong các nội dung để trả lời.

Và tất nhiên, không phải khi nào đặt câu hỏi là cũng phải trả lời được, có thể bạn không trả lời được hoặc trả lời nhưng lại không đúng. Không sao! Vì người học luật và hành nghề Luật là người có kiến thức Pháp lý sâu rộng, có khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều để đánh giá đúng bản chất vấn đề. Do đó, việc học và phân tích lý luận, không tách rời việc tham khảo, nghiên cứu các lập luận, phân tích, bình luận từ những chuyên gia, tiền bối đi trước để đối chứng lại các phân tích của bản thân. Từ đó chọn lọc và rút ra chân lý.

Nói tóm lại, trong học tập ngành luật, các bạn cần phải rèn luyện cho mình thói quen học tập chủ động, biết đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi, biết tóm tắt, tổng hợp nội dung lý luận theo phương pháp sơ đồ tư duy hoặc phương pháp riêng giúp mình định hình tốt nhất về tổng quan môn học, và đồng thời, không ngừng nghiên cứu các tài nguyên tham khảo.

Xem thêm thông tin chi tiết hồ sơ văn bằng 2 Luật tại TPHCM dưới đây.

Error: Contact form not found.