Văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức là gì?
Với nhiệm vụ đô thị hóa mà Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đề ra trong năm 2017 là tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 37,5%. Có thể thấy nhu cầu nhân lực của ngành Xây dựng sẽ liên tục tăng cao trong những năm tới đây. Tuy nhiên tỉ lên lao động trong ngành ngành xây dựng đã qua đào tạo còn chưa cao. Nhiều công trình vẫn còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của các kỹ sư nước xây dựng nước ngoài. Có thể nói Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình sẽ là một ngành học hấp dẫn. Nhiều người đã có 1 bằng Đại học và đang đi làm. Họ chọn học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức để có thể vừa đi làm và vừa đi học.
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình là gì?
Có thể hiểu Kỹ thuật xây dựng công trình là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế; tổ chức thi công; quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp. Nhằm phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Học viên khi theo học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật; các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng…
2. Vì sao nên học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình
a. Thỏa sức sáng tạo
Với đặc thù là một ngành kỹ thuật, người học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình sẽ đối mặt với khá nhiều con số tính toán tương đối khô khan. Tuy nhiên bạn cũng có thể biến những con số khô khan và những phép tính ấy thành những đường cong mềm mại khi các công trình được hoàn thành. Chính sự sáng tạo của bạn sẽ mang lại cho người khác những công trình độc đáo. Biết đâu mai này, công trình mà bạn tâm huyết sẽ trở thành một công trình nổi tiếng.
Bên cạnh đó, làm nghề xây dựng, bạn cơ hội được đi đây đi đó, làm việc ở nhiều nơi, tiếp thêm xúc với nhiều công trình sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình.
b. Được trang bị kiến thức kỹ năng toàn diện
Học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, bạn sẽ được trang bị nhiều kỹ năng liên quan đến chuyên ngành như: kỹ năng đọc hiểu bản vẽ, kỹ năng điều phối máy móc thi công, kỹ năng phân tích, xử lý số liệu, lựa chọn phương án thi công hợp lý, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình…
Ngoài ra, bạn cũng sẽ thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin như một số phần mềm chuyên ngành xây dựng để ứng dụng vào phân tích kết cấu và thiết kế xây dựng (SAP 2000, AutoCAD).
c. Cơ hội việc làm hấp dẫn, mức lương hấp dẫn
Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở, khu thương mại… là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, toàn ngành xây dựng đang có hơn 204.000 công nhân lao động, trong đó có tới hơn 90.000 người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tức là số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.
Tìm hiểu các con số trên các trang tuyển dụng Việt Nam thì hiện nay mức lương dành cho các kỹ sư xây dựng tương đối cao. Tùy vào trình độ và kinh nghiệm mà mức lương có thể dao động từ 300 – 1.000 USD.
Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển sự nghiệp ra cả thị trường nước ngoài. Lương kỹ sư xây dựng trên thế giới hiện nay rơi vào khoảng 80.000 USD/năm (hơn 1,7 tỉ đồng, theo USnews.com) – với mức lương này, các kỹ sư xây dựng hoàn toàn hài lòng và yên tâm về chất lượng cuộc sống của mình.
3. Học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ra làm gì?
Các bạn học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình có thể đảm nhiệm nhiều vị trí như:
– Làm việc trong các cơ sở sản xuất, các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Phục vụ cho công việc xây dựng các công trình.
– Công việc trong công xưởng: kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; chuyên viên phát triển sản phẩm.
– Công việc trong văn phòng như: chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án; phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng.
– Tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công: đo vẽ hiện trạng, trắc địa công trình; khảo sát địa chất công trình.
– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình.
– Công việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu.
– Giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình; chứng nhận chất lượng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng…
VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC KỸ THUẬT XÂY DỰNG TẠI CHỨC
1. Văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình là gì?
Văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình là văn bằng Đại học thứ 2 cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng/ Trung cấp. Sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo Đại học của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Đại học.
Đào tạo Văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình để cấp bằng tốt nghiệp Đại học thứ hai ngành Kỹ thuật xây dựng công trình. Nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.
2. Văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức
Hệ tại chức hay hệ vừa làm vừa học được biết đến như là một hệ đào tạo dành cho những đối tượng vừa đi làm vừa đi học, có mong muốn nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp hoặc có nguyện vọng học thêm một ngành khác với ngành mình đã học và đang đi làm.
Chương trình đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức cũng tương đương như chương trình đào tạo hệ chính quy. Kết thúc khóa học, học viên được cấp bằng tại chức.
Thời gian đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức thường sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần và ngày Chủ Nhật.
Học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức có một số ưu điểm sau:
– Đối với hệ đại học tại chức, thời gian học ngắn trong khoảng 2 năm.
– Bạn có nhiều thời gian hơn để tích lũy kinh nghiệm và làm việc. Ban ngày bạn vẫn đi làm bình thường vì hệ tại chức sẽ tạo điều kiện cho các bạn và lịch khóa học thường áp dụng vào buổi tối.
– Giá trị của bằng đại học hệ vừa học vừa làm tương đương bằng chính quy. Vì vậy bạn vẫn có cơ hội tham gia thi cao học, cơ hội khi đi xin việc,…
3. Các trường đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức
Một số trường đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức:
– Phía Bắc: Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Thành Đông, Đại học Kinh Bắc, Đại học Chu Văn An…
– Phía Năm: Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ HUTECH, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Hồng Bàng, Đại học Giao thông Vận tải…
4. Chương trình đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức
Nhìn chung chương trình đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình tại chức của các trường Đại học sẽ có các môn chuyên ngành như sau:
– Kỹ thuật an toàn và môi trường.
– Kết cấu bê tông cốt thép.
– Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng.
– Vẽ kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc.
– Cơ lưu chất, Kết cấu thép.
– Thủy lực, Hóa nước.
– Dự toán công trình.
– Thiết kế công trình dân dụng, Nhà cao tầng.
– Móng trên nền đất yếu.
– Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng.
– Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, kết cấu thép ứng suất trước.
– Quản lý dự án cơ bản, Quản lý hợp đồng xây dựng, Quản trị nhân sự trong xây dựng, Quản lý tài chính trong xây dựng.
– Luật xây dựng, Quản lý chất lượng công trình.
– Nền móng công trình, Địa chất công trình.
Xem thêm thông tin chi tiết tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dưới đây.
Error: Contact form not found.