Tuyển sinh Liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM
NỘI DUNG
LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN TẠI TPHCM
Đào tạo liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM nhằm đào tạo giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo liên thông Đại học Sư phạm Ngữ Văn, học viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo… Học viên có thể học tiếp sau Đại học (Cao học và Nghiên cứu Ngữ văn) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.
1. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn
– Chỉ tiêu tuyển Ngữ văn: 200.
– Chuyên ngành đào tạo: liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn.
– Hình thức đào tạo: Tập trung, chính quy.
2. Đối tượng tuyển sinh Liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn
– Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn (Liên thông liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn).
– Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng khác ngành thuộc khối ngành Sư phạm.
– Học viên đã tốt nghiệp Đại học thuộc khối ngành Sư phạm (Văn bằng 2 Đại học Sư phạm Ngữ văn).
3. Thời gian học
Các lớp liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM được tổ chức trong các khung giờ sau:
– Học tối Thứ 7 (18h00 – 20h30) và ngày Chủ nhật (7h30 – 11h00 và 13h30 – 17h00).
– Học từ Thứ 2 đến Thứ 6 (7h30 – 11h00 và 13h30 – 17h00).
– Học vào tối Thứ 2 đến Thứ 6 (18h00 – 20h30).
4. Hồ sơ Xét tuyển liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM
– 01 Phiếu đăng ký học Liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM.
– 01 Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất (Bản sao công chứng) – Hoặc giấy chứng nhận tạm thời.
– 01 Bảng điểm (Bản sao công chứng) – Đối với học viên tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
– 02 Giấy Chứng minh nhân dân (Bản sao công chứng).
– 04 Ảnh chân dung cỡ 3×4 (Ghi rõ họ tên, ngày sinh sau ảnh).
– 01 Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
>> Đăng ký ngay để được tư vấn hướng dẫn miễn phí!!!

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN TẠI TPHCM
1. Mục tiêu đào tạo liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM
Chương trình đào tạo liên thông Đại học Sư phạm Ngữ văn tại TPHCM đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành Ngữ văn có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tụy vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.
a. Về kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn, về khoa học giáo dục. Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hóa học,…
b. Về kỹ năng
Có kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, THPT. Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học, ngôn ngữ,…).
c. Về thái độ
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.