Tốt nghiệp Đại học học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình bao nhiêu năm?

VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hiện có rất nhiều bạn đang quan tâm đến vấn đề học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình đã gửi câu hỏi tới trung tâm STRAINCO như sau: “Thời gian học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình khi đã có bằng Đại học là bao lâu?

Xin trả lời cho câu hỏi trên như sau:

Các bạn đã tốt nghiệp Đại học có thể học văn bằng 2 Kỹ thuật xây dựng công trình trong khoảng 2 năm. Tức là 4 học kỳ, mỗi học kỳ 5 tháng.

Một số hệ đào tạo mà các bạn có thể lựa chọn khi theo học: hệ chính quy; hệ tại chức; hệ từ xa.

– Với hệ chính quy: thời gian học thường trong giờ hành chính. Khi tốt nghiệp bạn được cấp bằng Đại học chính quy.

– Đối với hệ tại chức (vừa làm vừa học): thời gian học thứ 7 và chủ nhật. Bằng tốt nghiệp được cấp là bằng Tại chức.

– Hệ từ xa: người học và giảng viên có sự cách biệt về không gian và thời gian. Yêu cầu tối thiểu là người học phải có máy tính kết nối Internet. Ưu điểm của hệ đào tạo này là tiết kiệm thời gian và chi phí.

Mở rộng thêm về thời gian học tập cho các bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng và Trung cấp:

– Học viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, thời gian học là 1,5 năm. Trái ngành học thêm 1 học kỳ 5 tháng.

– Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, thời gian học là 2,5 năm. Trái ngành học thêm 1 học kỳ 5 tháng.

xây dựng công trình
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình

TÌM HIỂU VỀ NGÀNH KỸ THUÂT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình là gì?

Kỹ thuật xây dựng công trình là một ngành học chuyên về đào tạo tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình từ công trình xây dựng dân dụng đến các công trình công nghiệp, phục vụ đời sống con người như: nhà ở, cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng…

2. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình học những môn gì?

Một số môn học tiêu biểu có trong chương trình đào tạo của đa số các trường Đại học:

– Kỹ thuật an toàn và môi trường.

– Kết cấu bê tông cốt thép.

– Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng.

– Vẽ kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc.

– Cơ lưu chất, Kết cấu thép.

– Thủy lực, Hóa nước.

– Dự toán công trình.

– Thiết kế công trình dân dụng, Nhà cao tầng.

– Móng trên nền đất yếu.

– Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng.

– Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, kết cấu thép ứng suất trước.

– Quản lý dự án cơ bản, Quản lý hợp đồng xây dựng, Quản trị nhân sự trong xây dựng, Quản lý tài chính trong xây dựng.

– Luật xây dựng, Quản lý chất lượng công trình.

– Nền móng công trình, Địa chất công trình.

3. Những tố chất cần có khi học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình.

– Có sở thích về các công trình xây dựng, đam mê kỹ thuật: đây là điều tất yếu đối với mọi ngành nghề chứ không riêng ngành Kỹ thuật xây dựng công trình.

– Học khá các môn tự nhiên như toán, lý: Những con số và phép tính,  đặc tính vật liệu là linh hồn của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình. Muốn học tốt ngành này đầu tiên bạn cần phải rèn luyện cho mình các kiến thức về toán, lý…

– Am hiểu kiến thức địa lý, văn hóa: Mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm văn hóa địa lý khác nhau. Muốn hoàn thành tốt các công trình, bạn phải có một sự am hiểu nhất định về văn hóa, tập quán, địa lý vùng miền.

– Khả năng làm việc nhóm:  ngành Kỹ thuật xây dựng công trình bao giờ cũng đòi hỏi sự phối hợp, chung sức của rất nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, vừa thực hiện tốt phần việc của mình vừa góp phần hoàn thành công việc chung.

– Khả năng chịu áp lực cao: tham gia xây dựng, hay giám sát công trình và những công việc vất vả và có áp lực lớn.

– Khả năng tính toán cẩn thận, chuẩn xác: tố chất này vô cùng quan trọng bởi chỉ một sai số nhỏ cũng có thể làm hỏng toàn bộ 1 công trình.

4. Năng lực làm việc sau khi tốt nghiệp.

– Có khả năng đọc hiểu bản vẽ xây dựng, bóc tách khối lượng công trình.

– Có khả năng tính toán, thiết kế công trình xây dựng. Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ như: Sap2000, Etabs…

– Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành việc thi công.

– Có khả năng thi công, giám sát thi công, lập tiến độ thi công, quản lý công trường.

– Có khả năng sử dụng các máy móc thiết bị trong thi công xây dựng.

– Có khả năng phát hiện, phân tích nguyên nhân những tình huống phát sinh trong công trường.

– Có khả năng lập được dự toán công trình. Vận dụng được các phần mềm hỗ trợ lập dự toán công trình.

– Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, nghiên cứu sáng tạo trong công việc.

– …

5. Cơ hội việc làm khi học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình.

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố, bán kiên cố là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, cơ hội nghề nghiệp luôn luôn mở rộng. Sinh viên có thể làm việc tại:

– Các cơ sở sản xuất, các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế phục vụ cho công việc xây dựng các công trình.

– Công xưởng: kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; chuyên viên phát triển sản phẩm.

– Công việc trong văn phòng: chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng.

– Tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công: đo vẽ hiện trạng, trắc địa, khảo sát địa chất công trình.

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình.

– Công việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu.

– Giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình; chứng nhận chất lượng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng…

– …….

Bạn có thể xem thông tin tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dưới đây.

Error: Contact form not found.