{Nha Khoa} Đào tạo Chứng chỉ Nha Khoa tại TPHCM – Bình Dương

Thông báo tuyển sinh lớp Chứng chỉ Nha Khoa tại TPHCM

Theo thống kê của Bộ Y Tế hiện nay có khoảng hơn 80% phòng khám nha tư nhân hoạt động chưa đủ điều kiện cấp phép do thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân sự là Kỹ thuật viên Nha Khoa ( Răng) và Điều dưỡng Nha Khoa. Nhà Trường là trường trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phép tuyển sinh, đào tạo và cấp Chứng chỉ Nha KhoaĐiều dưỡng Nha Khoa.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Kỹ thuật viên – Điều dưỡng chuyên ngành nha khoa có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp để chăm sóc sức khoẻ răng, miệng cho các đối tượng trong bệnh viện và ngoài cộng đồng; góp phần đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật viên – Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Chức danh sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Kỹ thuật viên – Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Thời gian đào tạo: 09 tháng ( 6 tháng )
Hình thức đào tạo: Học ngoài giờ hành chính – Khai giảng liên tục
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung cấp khối ngành sức khỏe ( Y sĩ , Điều Dưỡng )
Cơ sở làm việc: Khoa Răng-Hàm-Mặt các bệnh viện, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ răng – miệng.

dang-ky-hoc

Error: Contact form not found.

 

CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NHA KHOA BẠN ĐÃ BIẾT?

Bạn đã biết Điều dưỡng nha khoa họ là ai? Các Điều dưỡng Nha khoa làm việc ở đâu? Các Điều dưỡng Nha khoa có khả năng đảm trách công việc gì trong chuyên môn răng hàm mặt và muốn trở thành điều dưỡng viên nha khoa thì học tại cơ sở nào?

Thực trạng ngành Nha khoa hiện nay:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn cầu có hơn 60% trẻ em và trên 50% người lớn không bao giờ được khám răng miệng, ở Việt Nam có tới 85% trẻ em bị sâu răng và trung bình mỗi người lớn có tới 8 bị sâu răng; không chỉ mắc sâu răng, mà chính thói quen lười khám răng miệng định kỳ khiến tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh viêm quanh răng rất cao: Với tỉ lệ trên 25% người ở lứa tuổi trung niên viêm lợi hoặc có túi lợi quanh chân răng, tỷ lệ này lên tới 35% ở lứa tuổi cao hơn, nếu không được điều trị kịp thời chứng viêm lợi và túi lợi quanh răng sẽ gây mất răng vĩnh viễn rất nhanh.

Trung cấp Y Nha khoa – Điều Dưỡng Nha Khoa là gì? Những công việc của Điều dưỡng Nha Khoa?
Những Điều dưỡng nha khoa là những người có kiến thức, là người có kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cụ thể là: hướng dẫn, giúp đỡ, đón tiếp và chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật chăm sóc, và kỹ thuật răng hàm mặt; là những người thành thạo và độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản như lấy cao răng, thực hiện kỹ thuật hàn răng, kỹ thuật nhổ răng sữa, thủ thuật trám bít hố rãnh răng và một số kỹ thuật dự phòng bệnh răng miệng nói chung. 

Các Điều dưỡng nha khoa còn được đào tạo để thành thạo trong việc chuẩn bị các dụng cụ, các phương tiện, các thuốc trợ giúp cho bác sỹ thực hiện các kỹ thuật phức tạp của chuyên ngành răng hàm mặt: Kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương vùng hàm mặt bằng nẹp vít, các ca nhổ răng khó, các trường hợp điều trị nội nha, phục hình răng thẩm mỹ, cấy ghép implant, chỉnh nha không mắc cài (invisalign)…. 

Người Điều dưỡng Nha Khoa còn tham gia quản lý điều hành hoạt động của khoa răng hàm mặt; phải có khả năng tham gia công tác nghiên cứu khoa học, phải tham gia giáo dục sức khỏe răng miệng cho cả người bệnh lẫn người khỏe mạnh và đặc biệt có thể độc lập phụ trách một phòng nha học đường để chăm sóc răng miệng ban đầu cho trẻ em ở trường học. 

Điều dưỡng Nha khoa khi tốt nghiệp Trung cấp Nha khoa có thể làm việc tại các cơ sở khám và điều trị nha khoa từ tuyến Trung ương tới cơ sở, các trường học các cấp, các trung tâm Y tế dự phòng … 

Bác sĩ nha khoa: Đào tạo ít, nhu cầu nhiều

Chỉ tiêu ít
Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà thì các phòng nha mọc lên ngày càng nhiều, tuy nhiên, hằng năm, số lượng bác sĩ tốt nghiệp ngành này rất ít. Chẳng hạn trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ tuyển 30 chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM có 2 ngành liên quan đến nha khoa, đó là răng hàm mặt (học 6 năm) cũng chỉ tuyển 100 chỉ tiêu và kỹ thuật phục hình răng (học 4 năm) chỉ 20 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Y Hà Nội, ngành bác sĩ răng hàm mặt cũng chỉ tuyển 80 chỉ tiêu.
Về chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được học các kiến thức về chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng, hàm mặt; chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt; sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh răng hàm mặt; thực hiện việc tư vấn, giáo dục sức khỏe, phối hợp tổ chức việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng…
Thạc sĩ Hà chia sẻ, người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các khoa răng hàm mặt trong các bệnh viện nhà nước hoặc các bệnh viện, phòng nha tư nhân. Nếu có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành có thể tự mở phòng nha.
Thu nhập tính trên hiệu quả công việc
Chính vì nhu cầu chăm sóc răng miệng của người dân rất cao nên các phòng nha thường đông khách. Theo bác sĩ Đặng Sỹ Cường, chủ phòng khám nha khoa Đại Việt, có những ngày cao điểm, phòng khám tiếp nhận từ 30-40 bệnh nhân đến khám, chữa, phục hình răng.
“Để trở thành bác sĩ nha khoa, người tốt nghiệp sau khi học từ 4-6 năm ở trường y, còn đi làm việc ở các bệnh viện nhà nước 18 tháng để được cấp chứng chỉ nghề. Tố chất quan trọng của nha sĩ là tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó học hỏi và có óc thẩm mỹ. Khi có chứng chỉ nghề, các nha sĩ có thể đi làm ở bất cứ đâu. Tại bệnh viện nhà nước, mức lương khoảng 6 triệu đồng. Nhưng mức thu nhập trung bình ở các bệnh viện và phòng nha tư nhân từ 10-20 triệu đồng/tháng. Nếu hiệu quả công việc cao thì có thể còn cao hơn”, ông Cường cho biết.

Điều dưỡng Nha khoa hướng đến tương lai

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 60% trẻ em và trên 50% người lớn không bao giờ được khám răng miệng, 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng và trung bình mỗi người lớn có tới 8 răng bị sâu; không chỉ mắc sâu răng, thói quen lười khám răng miệng định kỳ khiến tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh viêm quanh răng khá cao: có tới trên 25% người ở lứa tuổi trung niên viêm lợi hoặc có túi lợi quanh răng, ở lứa tuổi cao hơn tỷ lệ này lên tới 35%, nếu không được điều trị kịp thời chứng viêm lợi, túi lợi quanh răng sẽ gây mất răng vĩnh viễn rất nhanh.

“Cái răng cái tóc là góc con người ”, lời cổ nhân xưa đã dạy, hơn thế nữa ngày nay không những nhu cầu chữa bệnh mà nhu cầu về thẩm mỹ đã tăng lên theo sự phát triển của đời sống xã hội. Vì thế, những con số thống kê đáng kinh ngạc trên đã cho thấy vai trò không thể thiếu được của người thày thuốc răng miệng mà đặc biệt là đội ngũ đông đảo những người điều dưỡng nha khoa. Vậy điều dưỡng nha khoa là ai? Làm việc ở đâu? Có khă năng đảm trách công việc gì trong chuyên môn răng hàm mặt và muốn trở thành điều dưỡng viên nha khoa thì học tại cơ sở nào?
Điều dưỡng nha khoa là những người có kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng như: đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ và chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật, kỹ thuật răng hàm mặt; thành thạo và độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản như lấy cao răng, hàn răng, trám bít hố rãnh răng, nhổ răng sữa và một số kỹ thuật dự phòng bệnh răng miệng nói chung. Người điều dưỡng nha khoa còn được đào tạo để thành thạo trong việc chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc trợ giúp cho bác sỹ thực hiện các kỹ thuật phức tạp của chuyên ngành răng hàm mặt như: nhổ răng khó, phẫu thuật kết hợp xương vùng hàm mặt bằng nẹp vít, điều trị nội nha, phục hình răng thẩm mỹ, cấy ghép implant, chỉnh nha không mắc cài (invisalign).v.v..; tham gia quản lý điều hành hoạt động của khoa răng hàm mặt; ngoài ra điều dường viên nha khoa còn có khả năng tham gia công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục sức khỏe răng miệng cho cả người bệnh lẫn người khỏe mạnh và đặc biệt có thể độc lập phụ trách một phòng nha học đường để chăm sóc răng miệng ban đầu cho trẻ em ở trường học. Sau khi tốt nghiệp, Điều dưỡng Nha khoa có thể làm việc tại: các cơ sở khám và điều trị nha khoa từ tuyến Trung ương tới cơ sở, các trường Đại học, Cao đẳng Y tế, các trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở Nha học đường.

Bộ môn Nha trường Đại Học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, là cơ sở đầu tiên ở miền Bắc đào tạo y sỹ nha học đường từ những năm 1980 và đào tạo điều dưỡng nha khoa trung cấp và cao đẳng (2001). Năm học 2011- 2012 bắt đầu đào tạo điều dưỡng nha khoa trình độ đại học, tiến tới đào tạo thạc sỹ điều dưỡng nha khoa (sau 2015). Bên cạnh đó, bộ môn đã và đang đào tạo cấp chứng chỉ điều d¬ưỡng nha khoa (6 tháng cho người có bằng điều dưỡng trung cấp) và bổ túc nha học đ¬ường (3 tháng) tạo cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nguyện vọng của học sinh, sinh viên chuyên ngành khác yêu thích và có nhu cầu đư¬ợc học thêm về chuyên ngành điều d¬ưỡng nha khoa. Những điều dưỡng nha khoa tốt nghiệp từ đây đã và đang làm việc trên khắp đất nước cả trong lĩnh vực y tế nhà nước lẫn y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc, điều trị dự phòng bệnh răng miệng- hàm mặt mang lại hạnh phúc, nụ cười cho nhiều người dân. Học sinh, sinh viên nha khoa tốt nghiệp từ bộ môn Nha trường Đại Học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương luôn được đánh giá cao về tay nghề, sau khi tốt nghiệp 100% các sinh viên nha khoa tìm được việc làm đúng chuyên ngành trong thời gian rất ngắn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà lĩnh vực y tế tư nhân nói chung và các phòng mạch nha khoa ngoài giờ nói riêng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng thì cơ hội kiếm được việc làm có thu nhập ổn định cho người điều dưỡng nha khoa là rất lớn.

Với bề dày hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc khám chữa bệnh và dự phòng bệnh răng miệng. Từ chỗ trong chỉ có từ 1- 2 bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt hiện nay bộ môn Nha đã có một đội ngũ giảng viên chuyên ngành có trình trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I và cử nhân điều dưỡng nha. Ngoài công việc giảng dạy chuyên môn, giảng viên bộ môn còn tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám nhà trường, coi trọng nghiên cứu khoa học, liên tục cập nhật kỹ thuật mới trong nha khoa để phục vụ người bệnh và nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo cam kết đào tạo ra những thế hệ điều dưỡng nha khoa có khả năng thực hiện các kỹ thuật phát hiện, xử trí chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng thông thường; tư vấn, giáo dục sức khỏe răng miệng cho người bệnh và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để nâng cao khả năng hợp tác với các nhân viên y tế, với người bệnh và cộng đồng và khả năng học tập suốt đời, góp phần trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân.

TAG: chứng chỉ nha khoa ; chứng chỉ trợ thủ nha khoa ; học chứng chỉ nha khoa ; học chứng chỉ nha khoa ở đâu ; chứng chỉ hành nghề nha khoa ; chứng chỉ điều dưỡng nha khoa ; đào tạo chứng chỉ nha khoa ; chứng chỉ hành nghề điều dưỡng nha khoa ; cho thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa ; chứng chỉ ủy ban chứng khoán nhà nước; Chứng chỉ nha khoa tại TPHCM, chứng chỉ nha khoa tai bình dương, chứng chỉ nha khoa tại long an, chứng chỉ nha khoa tại đồng nai