Nên học liên thông Đại học Xây dựng chính quy hay vừa học vừa làm
NỘI DUNG
1. Tìm hiểu chung về liên thông Đại học xây dựng công trình
Ngành xây dựng công trình hiểu đơn giản là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, chung cư, nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, bệnh viện, nhà xưởng…
Học viên khi theo học ngành xây dựng công trình sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật; các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng…
2. Chương trình học liên thông Đại học xây dựng chính quy và tại chức
Nhìn chung, khi theo học ngành xây dựng công trình tại các trường Đại học, bạn sẽ được học các môn như sau:
– Khối kiến thức giáo dục đại cương:
+ Chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Toán, Vật lý, Hóa, Tin học.
+ Ngoại ngữ.
+ Kinh tế, các môn vẽ.
– Kiến thức cơ sở ngành:
+ Cơ học vật rắn: sức bền, kết cấu
+ Cơ học đất: thí nghiệm cơ học đất, nền móng…
+ Cơ học chất lỏng: thủy lực đại cương, thí nghiệm thủy lực…
+ Kiến thức cơ sở về xây dựng: kết cấu thép, thủy văn đại cương, cơ học tính toán…
+ Kiến thức về công nghệ thông tin
– Kiến thức ngành và chuyên ngành:
+ Sức bền vật liệu.
+ Vật liệu xây dựng.
+ Kiến trúc công nghiệp.
+ Nền và móng.
+ Kết cấu thép.
+ Kết cấu bê tông.
+ Cấp thoát nước.
+ Máy xây dựng.
+ Tổ chức thi công.
+ An toàn lao động.
**Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng như:
– Đọc hiểu bản vẽ xây dựng, bóc tách khối lượng công trình.
– Tính toán thiết kế các công trình xây dựng.
– Sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho quá trình tính toán thiết kế công trình như Autocad, Sap 2000, Etabs, Project…
– Tổ chức, quản lý, điều hành việc thi công công trình theo yêu cầu thiết kế và đúng quy trình kỹ thuật quy định.
– Kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập tiến độ thi công, quản lý công trường.
– Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị dùng phổ biến trong thi công xây dựng.
– Có khả năng phát hiện, phân tích được nguyên nhân, phối hợp giải quyết được những tình huống kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
– Khả năng lập dự toán công trình.
– Vận dụng được các phần mềm hỗ trợ trong lập dự toán công trình.
– Khả năng nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
– Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, nghiên cứu sáng tạo trong công việc.
– Có kỹ năng trình bày và giao tiếp trong xây dựng.
– …
3. Nên học liên thông Đại học xây dựng chính quy hay tại chức
a. Hệ chính quy
Liên thông Đại học xây dựng chính quy là hình thức đào tạo tập trung theo hệ thống tín chỉ trong thời gian từ 1,5 – 4 năm. Kết thúc khóa học, học viên được cấp bằng Đại học chính quy.
Thời gian học tập: học trong giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 6.
b. Hệ tại chức
Hệ tại chức hay hệ vừa làm vừa học được biết đến như là một hệ đào tạo dành cho những đối tượng vừa đi làm vừa đi học có mong muốn nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp hoặc có nguyện vọng học thêm một ngành khác với ngành mình đã học và đang đi làm.
Chương trình đào tạo hệ tại chức cũng tương đương như chương trình đào tạo hệ chính quy. Kết thúc khóa học, học viên được cấp bằng tại chức.
Thời gian đào tạo hệ tại chức thường sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần và ngày Chủ Nhật.
c. So sánh liên thông đại học xây dựng chính quy và tại chức.
Trước những băn khoăn về làn sóng tẩy chay bằng tại chức đang ngày càng lan rộng, Bộ Nội vụ đã khẳng định rằng mọi loại hình bằng cấp có giá trị như nhau và việc thi tuyển công chức ngoài phẩm chất, trình độ, còn phải chú trọng năng lực và thống nhất theo quy định của pháp luật.
Xét về góc độ đào tạo thì nếu có điều kiện học theo hệ chính quy thì bạn có nhiều cơ hội tập trung được vào việc học tập và nắm chắc được lý thuyết. Và trên thực tế thì hiện nay các doanh nghiệp tổ chức vẫn “chuộng” bằng chính quy hơn bằng tại chức.
Tuy nhiên học liên thông Đại học hệ Tại chức có một số ưu điểm sau:
– Đối với hệ đại học tại chức, thời gian học ngắn trong khoảng 2 năm.
– Bạn có nhiều thời gian hơn để tích lũy kinh nghiệm và làm việc: ban ngày bạn vẫn đi làm bình thường vì hệ đại học tại chức sẽ tạo điều kiện cho các bạn và lịch khóa học thường áp dụng vào buổi tối.
– Giá trị của bằng đại học hệ vừa học vừa làm tương đương bằng chính quy. Vì vậy bạn vẫn có cơ hội tham gia thi cao học, cơ hội khi đi xin việc,…