Liên thông – Văn bằng 2 Đại học Xây dựng
NỘI DUNG
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
LIÊN THÔNG – VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG TẠI TPHCM
Là nghề được xã hội tôn kính, vẽ nên bộ mặt đô thị, gắn liền với sinh mạng con người, Kỹ sư Xây dựng đòi hỏi sự am tường không chỉ ở các môn khoa học tự nhiên, tư duy logic, mà còn cả tâm hồn giàu đẹp và vốn văn hóa sâu rộng để kiến tạo những công trình có giá trị về nhiều mặt.
Xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia. Một đất nước muốn phát triển thì không thể có cơ sở hạ tầng, công trình công cộng như đường sá, cầu cống, bến bãi, bệnh viện, trường học, siêu thị… trì trệ, lạc hậu.
Ai cũng cần có nhà để ở, có đường để đi, có trường để học, có bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, có công trình vững chãi để làm việc, sinh hoạt, tránh khỏi hiểm nguy từ động đất, gió bão, lũ lụt, lở đất… Chính vì vậy, nghề Kỹ sư Xây dựng luôn được đề cao và tôn kính trong mọi thời đại.
Nhằm đáp ứng như cầu hoàn thiện kiến thức Đại học Xây dựng, chúng tôi tổ chức tuyển sinh hệ liên thông từ Trung cấp – Cao đẳng lên Đại học Xây dựng, cũng như hệ văn bằng 2 Đại học Xây dựng cho các bạn sinh viên đam mê khối ngành Đại học Xây dựng.
1. Đối tượng tuyển sinh
– Hệ văn bằng 2 (Học 2 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành khác; Hoặc đang học Đại học (Có giấy xác nhận viên sinh của Trường Đại học đang theo học).
– Hệ Liên thông từ Cao đẳng (Học 1.5 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học hệ Cao đẳng khối ngành Xây dựng.
– Hệ Liên thông từ Trung cấp (Học 2.5 năm): Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học hệ Trung cấp khối ngành Xây dựng.
– Ngoài ra, những trường hợp liên thông trái ngành từ Trung cấp – Cao đẳng lên Đại học Xây dựng, học thêm 1 học kỳ (2 tháng đến 4 tháng) bổ sung kiến thức.
2. Hình thức đào tạo
– Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung.
– Thời gian học: Tối Thứ 7 (18h – 21h); Ngày Chủ nhật (Sáng: 7h – 11h; Chiều 13h30 – 17h30).
– Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Đại học Chính quy của Trường Đại học Thành Đông.
3. Hồ sơ xét tuyển
– Hồ sơ tuyển sinh (Phát hành tại văn phòng tuyển sinh).
– Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và bảng điểm.
– Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (hoặc bổ túc văn hóa), Học bạ Trung học phổ thông, các giấy ưu tiên (nếu có).
– Giấy khám sức khỏe (xác nhận đủ sức khỏe để học tập).
– 02 CMND (Photo công chứng); 04 ảnh 4×6 (Có ghi rõ Họ tên; Ngày sinh; Nơi sinh phía sau ảnh).
– Lệ phí đầu vào.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT
Nhiều bạn trẻ sau khi học cao đẳng xây dựng, trình độ không đáp ứng được công việc thực tế hoặc nhu cầu muốn tìm hiểu và nâng cao trình độ, họ nghĩ đến việc học liên thông đại học ngành này. Tuy nhiên nhiều bạn cũng băn khoăn liệu có nên học liên thông hay không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời thuyết phục.
Học Liên thông Đại học ngành Xây dựng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội
– Một vài năm về trước phần lớn nhân lực tập trung cho ngành xây dựng vẫn chủ yếu là chưa qua đào tạo, hoặc mới chỉ học đến trình độ Trung cấp xây dựng, Cao đẳng xây dựng, còn một số ít là có trình độ Đại học Xây dựng. Nhưng cho đến những năm gần đây, do yêu cầu và tính chất của ngành Xây dựng, muốn đảm nhận được các vị trí chủ chốt trong các hạng mục lớn thì trình độ chuyên ngành phải đáp ứng từ Đại học trở lên.
Từ thực tiễn đó, các Trường Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Xây dựng, đã xây dựng chương trình học Đại học cả hệ chính quy và hệ Liên thông Xây dựng trình độ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học Xây dựng để đào tạo ra những kỹ sư xây dựng vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ phục vụ cho sự phát triển không ngừng của ngành Xây dựng.
Khi chương trình học cũng như mức độ của giáo dục liên thông ngày càng được nâng cao thì việc Liên thông ngành Xây dựng cũng trở nên hiệu quả hơn. Do đó đối với những sinh viên đã tham gia học Trung cấp, Cao đẳng Xây dựng thì tiếp tục học liên thông là một lựa chọn hợp lý.
Môn học liên thông ngành xây dựng tập trung chủ yếu vào chuyên ngành
Đây là điều quan trọng khi quyết định học liên thông. Cái cốt lõi cần bổ sung ở đây chính chuyên môn. Do đó cấp đào tạo liên thông phải tập trung vào vấn đề này và có chương trình đào tạo chuyên môn bài bản.
* Đối với hệ đào tạo liên thông xây dựng từ Trung cấp lên Đại học:
Thời gian học là ba năm, trong đó kỳ đầu sẽ được học về các môn đại cương như: Đại số, Giải tích, Vật lý, Chủ nghĩa Mác – Lê Nin….. để có những kiến thức căn bản nhất định để vào học chuyên ngành. Từ kỳ thứ hai trở ra, sẽ được đào tạo toàn bộ về chuyên ngành như: Cơ học kết cấu, Kiến trúc, trắc địa, vật liệu xây dựng, tổ chức thi công, kỹ thuật thi công ….., tổng cộng hơn 50 môn. Mỗi môn học được chia làm hai phần lý thuyết và bài tập lớn để các em được thực tế với công việc cụ thể. Do đó, tân kỹ sư xây dựng các khóa liên thông xây dựng ra trường phần lớn sẽ làm rất tốt các công việc được giao phó.
* Đối với hệ đào tạo liên thông xây dựng từ Cao đẳng lên Đại học:
Thời gian đào tạo hai năm, kỳ đầu cũng sẽ có một số môn học về kiến thức đại cương, sau đó kỳ thứ hai trở đi toàn bộ chương trình học liên thông là chuyên ngành. Chuyên ngành học cũng được giảng viên giảng dạy một cách chi tiết cả về lý thuyết lẫn thực hành, các kỹ sư xây dựng khi đã có bằng đại học đều rất tự tin đảm nhận nhiệm vụ tương ứng với trình độ bằng cấp đạt được.
Thuận lợi khi học Liên thông Đại học ngành Xây dựng
Khi quyết định học liên thông ngành xây dựng, tất cả sinh viên học các khóa đều được rèn luyện chuyên môn qua quá trình thực hành và việc làm đồ án môn học. Giảng viên đào tạo hệ Liên thông Xây dựng, hầu hết có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, đã và đang giảng dạy tại các Trường Đại học như Đại học Xây dựng, Đại học bách khoa, Đại học Giao thông vận tải, Đại học kiến trúc……
Mỗi môn học Liên thông Đại học ngành Xây dựng, học viên đều được giảng viên cung cấp tài liệu học tập đầy đủ. Học liên thông xây dựng, sinh viên được kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng. Các nội dung lý thuyết đều đan xen với thực hành, đưa lý nội dung bài giảng ứng dụng vào từng hạng mục khác nhau trong xây dựng, tạo nên hứng thú cho người học liên thông xây dựng.
Học liên thông ngành xây dựng cơ hội việc làm tốt hơn
Tốt nghiệp khóa liên thông xây dựng, người kỹ sư xây dựng sẽ làm tốt các công việc sau: Kỹ sư chỉ đạo thi công xây dựng DD&CN, chuyên viên dự toán, kỹ sư giám sát. Hoặc các vị trí cao hơn như: Đội trưởng – kỹ sư chỉ đạo thi công, chỉ huy trưởng công trình, trưởng phòng dự toán, trưởng ban giám sát thi công.