Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Luật tại TPHCM gồm những gì?
NỘI DUNG
VĂN PHÒNG MIỀN NAM THÔNG BÁO HỒ SƠ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP LUẬT GỒM NHỮNG GÌ?
Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc hồ sơ xét tuyển Trung cấp Luật gồm những gì? Sau đây văn phòng Miền Nam sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi của các bạn,từ đó Văn phòng tuyển sinh Miền Nam (STRAINCO) gửi đến các bạn thông tin chương trình đào tạo Trung cấp Luật của một số trường như sau:
Ngoài ra chương trình đào tạo trung cấp còn trang bị kiến thức để học sinh tốt nghiệp có thể học liên thông lên các bậc cao đẳng và đại học, văn bằng 2 Đại học Luật. Còn một điều thú vị nữa là sau khi các bạn hoàn thành xong chương trình tốt nghiệp trung cấp các bạn sẽ được cấp 2 bằng nếu như các bạn chưa hoàn thành xong chương trình Trung học phổ thông :
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Luật.
1.Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Luật gồm những gì :
1 – Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất (Bản sao công chứng) – Hoặc giấy chứng nhận tạm thời
2 – Bảng điểm (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp Trung Cấp trở lên
2 – Học bạ (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp THPT hoặc THCS
3 – Giấy Chứng minh nhân dân (Bản sao công chứng)
4 – 04 ảnh chân dung cỡ 3×4
2.Thời gian nộp hồ sơ
Các lớp Trung cấp Luật khai giảng thường xuyên, vì vậy bạn có thể nộp hồ sơ xét tuyển trung cấp Luật bất cứ lúc nào. Để biết lịch khai giảng chính xác nhất, hãy liên hệ với bộ phận tư vấn để được tư vấn chính xác nhất.
3.Đối tượng tuyển sinh:
Trung cấp chuyên nghiệp chính quy
– 2 năm – đối với học sinh tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông
– 2 năm 3 tháng – đối với học sinh đã học xong THPT chưa đậu tốt nghiệp.
– 3 năm – đối với học sinh đã tốt nghiệp Trung Học Cơ sở.
4.Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ
5. Học Luật ra làm gì?
– Luật sư: làm việc tại các văn phòng Luật sư hoặc công ty.
– Thẩm phán, Chánh án, Thư ký Tòa án: làm việc tại Tòa án.
– Kiểm sát viên: làm việc tại Viện kiểm sát
– Công chứng viên: được làm việc tại văn phòng Công chứng.
– Chấp hành viên: làm việc tại cơ quan thi hành án.
– Điều tra viên, Thẩm tra viên: làm việc tại cơ quan công an.
– Giảng viên Luật, Giáo viên Giáo dục công dân: làm việc tại các cơ sở giáo dục.
Các môn học chuyên ngành trong Hệ tại chức Văn bằng 2 Đại học Luật.
Luật Thương mại Việt Nam, Luật Lao động Việt Nam, Luật Tài chính Việt Nam, Luật Ngân hàng Việt Nam, Luật Đất đai Việt Nam, Luật Môi trường, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Thuế Việt Nam, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản, Pháp luật Môi trường trong kinh doanh, Pháp luật về Thương mại điện tử, Luật Thương mại quốc tế, Luật phòng chống tham nhũng, Luật Cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Luật du lịch.
Trong đó, Luật Kinh doanh là giảng dạy kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, rèn luyện khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam. Và Quản trị – Luật giúp trang bị những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn.