Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tuyển sinh tại TPHCM
NỘI DUNG
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC 2018 TPHCM
Thông báo tuyển sinh Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM:
1. Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 200.
– Chuyên ngành đào tạo: Đại học Sư phạm Tiểu học.
– Hình thức đào tạo: Tập trung, chính quy.
2. Đối tượng tuyển sinh Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM
– Học viên đã tốt nghiệp THPT.
– Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng Sư phạm Tiểu học hoặc ngành khác thuộc nhóm ngành Sư phạm. (Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học).
– Học viên đã tốt nghiệp Đại học thuộc nhóm ngành Sư phạm. (Văn bằng 2 Đại học Sư phạm Tiểu học).
3. Thời gian học tập
Các lớp Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM được tổ chức học vào các khung giờ sau:
– Học tối Thứ 7 (18h00 – 20h30) và ngày Chủ nhật (7h30 – 11h00 và 13h30 – 17h00).
– Học từ Thứ 2 đến Thứ 6 (7h30 – 11h00 và 13h30 – 17h00).
– Học vào tối Thứ 2 đến Thứ 6 (18h00 – 20h30).
4. Hồ sơ tuyển sinh Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM
– 01 Phiếu đăng ký học Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM.
– 01 Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất (Bản sao công chứng) – Hoặc giấy chứng nhận tạm thời.
– 01 Bảng điểm (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp Trung Cấp trở lên.
– 01 Học bạ (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp THPT.
– 02 Giấy Chứng minh nhân dân (Bản sao công chứng).
– 04 Ảnh chân dung cỡ 3×4 (Ghi rõ họ tên, ngày sinh sau ảnh).
– 01 Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
Đăng ký ngay để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí!!!
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC 2018 TẠI TPHCM
Đào tạo Đại học Sư phạm Tiểu học 2018 tại TPHCM, yêu cầu học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu về:
1. Về phẩm chất đạo đức
– Yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, là công dân tốt, chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành.
– Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
– Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt với gia đình học sinh và cộng đồng, biết vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục.
– Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
2. Về kiến thức
– Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững các kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp cấp tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu (Toán/Tiếng Việt/Sư phạm Âm nhạc/Sư phạm Mĩ thuật/Giáo dục Thể chất/Giáo dục chuyên biệt/Công tác Đội/Tiếng dân tộc), tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn.
– Có kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học, về đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, bước đầu biết vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.
– Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết những chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hóa của đất nước.
– Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành. Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh – quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.
– Có hiểu biết về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
– Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.
3. Về kỹ năng
– Biết lập kế hoạch giáo dục cho từng học kỳ và năm học, biết lập kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở tiểu học.
– Biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của học sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Biết dạy cho học sinh phương pháp học tập, đặc biệt biết tự học, phát triển ở học sinh năng lực tự đánh giá. Biết sử dụng các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin, vào quá trình dạy học ở tiểu học.
– Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hòa nhập.
– Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản. Có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của học sinh.
– Biết giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.