Đại học Luật TPHCM tuyển sinh liên thông đại học Luật

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM THÔNG

BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC LUẬT

Kinh tế thị trường phát triển mạnh, nhu cầu luật có sự ” bùng nổ” rất lớn. Và để đáp ứng xu hướng của thị trường ngành  luật thì trường đại học luật TPHCM thông báo tuyển sinh liên thông như sau:

1. Vùng tuyển sinh

Tuyển sinh liên thông đại học luật trong phạm vi cả nước.

2.Đối tượng tuyển sinh

– Đối tượng đã tốt nghiệp THPT,  Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề.
–  Đối tượng có thể Liên thông trái ngành lên Đại học chính quy

– Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT…)

– Những người đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp.

3. Thời gian đào tạo

– Liên thông từ trung cấp lên đại học: 2,5 năm ( liên thông trái ngành phải học thêm một học kỳ 5 tháng).

– Liên thông từ cao đẳng lên đại học: 1,5 năm ( liên thông trái ngành phải học thêm một học kỳ 5 tháng).

4. Hồ sơ tuyển sinh

– Phiếu đăng ký học Liên thông Đại học Luật TPHCM (theo mẫu của trường)
– Bằng và học bạ THPT (Bản sao)
– Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
– Giấy chứng nhận sức khoẻ của Bệnh viện
– Bản sao công chứng Giấy khai sinh
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân
– 02 ảnh chân dung cỡ 3×4

5.Địa điểm nộp hồ sơ

Cơ sở 1: 20 Phạm Văn Đồng, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

Cơ sở 2: Số 801/19 đường Tầm Vu, phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Cơ sở 3: Số 591 Đại lộ Bình Dương – Tp. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương.

Xem chi tiết cuối bài viết.

 học luật TPHCM
Đại học luật TPHCM

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM – CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT UY TÍN

Khái quát về Đại học Luật TPHCM

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Law) trụ sở chính nằm tại 2-4 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh; cơ sở hai tại Số 123 Quốc lộ 13, Bình Triệu, Q. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường là một trong 2 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý lớn và uy tín nhất tại Việt Nam và là cơ sở đào tạo luật lớn nhất phía Nam. Hiện tại, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Đại học Luật TPHCM được hình thành trên cơ sở hội nhập cơ sở hai (miền nam) của Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đều là những đơn vị đã có lịch sử trên hai mươi năm xây dựng và phát triển.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên Đại học Luật TPHCM được quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của trường phần lớn được chi viện và bổ sung từ đội ngũ cán bộ Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn).

Nhà trường đã là một trong những đầu mối quy tụ đội ngũ cán bộ, chuyên gia khoa học nghiên cứu tư vấn cho chính phủ về cải cách pháp luật, đổi mới kinh tế-xă hội và đổi mới trong lĩnh vực quản lý hành chính. Hiện nay, trường là nơi duy nhất ở Việt Nam được phép đào tạo ngành Quản trị – Luật, một song ngành (kết hợp QTKD và Luật), thời gian đào tạo là 5 năm.

Các chuyên ngành đào tạọ

–  Luật Dân sự;

– Luật Hình sự;

–  Luật Hành chính;

–  Luật Quốc tế;

–  Luật Thương mại;

–  Khoa học cơ bản.

–  Quản trị.

– Bộ môn Anh văn pháp lý

Cơ sở vật chất

– Xây dựng Trường Đại học Luật TPHCM thành một trung tâm đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học lớn nhất và hiện đại nhất ở phía Nam, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tiên tiến.

– Đến tháng 9 năm 2014, đã hoàn thành và đưa cơ sở Bình Triệu vào sử dụng với khối phòng học và hội trường đa năng, trung tâm thông tin thư viện.

– Tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng khởi công xây dựng cơ sở mới của Trường tại Quận 9, TP. HCM với quy mô 30ha trong năm 2015.

Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

– Phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường về nghiên cứu chuyên ngành có liên quan đến mục tiêu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế, gắn đào tạo với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh ở phía Nam và cả đất nước.

– Phát triển hợp tác quốc tế để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, giao lưu, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia, giáo sư của nước ngoài.

 Chương trình đào tạo

Sau gần 20 năm phát triển, hiện nay trường ĐH Luật TP. HCM đã có nhiều chương trình đào tạo luật ở tất cả cấp độ từ đại học, cao học và tiến sĩ luật; từ một trường đào tạo đơn ngành, Trường đã và đang chuyển sang đào tạo đa ngành. Số lượng sinh viên chính quy của Trường tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Từ năm học 1996 – 1997 đến năm học 2007 – 2008, trung bình mỗi năm Trường chỉ tuyển khoảng 1100 sinh viên hệ chính quy, thì đến năm học 2010 – 2011, Trường đã tuyển sinh 2285 sinh viên hệ chính quy (trong đó số sinh viên văn bằng 2 là 341) và mỗi năm số lượng này đều được tăng lên 10%.

Quán triệt chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà Bộ GD&ĐT đề ra, từ năm 2007, Đại học Luật TPHCM đã kết hợp với nhiều địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn. Các khóa học được thiết kế trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và sự tư vấn của trung tâm đào tạo ngắn hạn tập trung vào bồi dưỡng kiến thức về Luật kinh doanh, Thuế, Luật lao động,

Đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo ngành luật trong nước, như thông qua việc trao đổi và học tập kinh nghiệm trong quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sử dụng chung cơ sở dữ liệu thư viện, dùng chung giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như thừa nhận kết quả đào tạo khi người học có nhu cầu chuyển đổi cơ sở đào tạo giữa 2 trường Đại học Luật TPHCM và ĐH Luật Hà Nội.

Phát triển hợp tác quốc tế để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, giao lưu, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia, giáo sư của nước ngoài.

Error: Contact form not found.