Hãy học văn bằng 2 ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngay hôm nay?

Xã hội không ngừng phát triển hiện đại hơn qua từng ngày, nhu cầu xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các công trình dân dụng, công nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước cũng như kiến tạo những không gian sống và làm việc có chất lượng đang ngày một tăng cao. Cơ hội làm việc và phát triển của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình có thể nói là vô tận. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên cân nhắc học văn bằng 2 ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngay hôm nay. Nhưng trước hết ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình.

1. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình là gì?

Kỹ thuật xây dựng công trình là một ngành học chuyên về đào tạo tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình từ công trình xây dựng dân dụng đến các công trình công nghiệp, phục vụ đời sống con người như: cao ốc, trung tâm thương mại, nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng…

2. Văn bằng 2 Đại học Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình là gì?

Văn bằng 2 Đại học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo Đại học của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Đại học.

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp Đại học thứ hai ngành Kỹ thuật xây dựng công trình nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng công trình, Vận dụng một cách sáng tạo và thông thạo các kiến thức đã học để giải quyết các công việc của người Kỹ sư Xây dựng, nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

3. Chương trình đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình

Nhìn chung khi theo học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chung cơ bản gồm: toán ứng dụng, vật lí kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng, các thí nghiệm chuyên ngành nhằm phục vụ công tác thiết kế, tư vấn giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng.

Ngoài ra, mỗi một trường cũng sẽ có một chương trình đào tạo mang đặc điểm riêng đặc trưng của mình.

ngành kỹ thuật xây dựng công trình
Kỹ sư xây dựng

4. Văn bằng 2 Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình – Con đường việc làm rộng mở

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Như vậy có thể nói, học viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình sẽ không lo thiếu việc làm.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, bạn có thể làm việc tại:

– Các cơ quan Tư vấn, thiết kế, giám sát, Thí nghiệm và Kiểm định chất lượng Công trình;

– Các đơn vị thi công: Cán bộ kỹ thuật, Chỉ huy trưởng công trường;

– Các cơ sở sản xuất và gia công vật liệu xây dựng;

– Các cơ quan quản lý Nhà nước về Xây dựng như các Bộ, các Sở và các Ban quản lý dự án;

– Các cơ sở Đào tạo và các Viện nghiên cứu chuyên ngành.

Ta cũng có thể chia các công việc trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thành 3 nhóm:

– Ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng…

– Trong công xưởng là những vị trí như: Kỹ sư giám sát nội bộ, Kỹ sư quản lý chất lượng.

– Trong văn phòng, học viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

5. Kỹ sư xây dựng – Mức lương hấp dẫn

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, một trong số rất nhiều công việc bạn có thể đảm nhận là Kỹ sư xây dựng.

Kỹ sư xây dựng là người phụ trách tư vấn, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng hay có thể nói là người biến các ý tưởng trên bản vẽ thành hiện thực. Các kỹ sư xây dựng có trách nhiệm đảm bảo các công trình phải hoàn thành theo đúng tiến độ, theo đúng bản vẽ thiết kế.

Đối với kỹ sư mới ra trường, mức lương sẽ dao động trong khoảng 5 triệu đến 8 triệu, tùy vào điều kiện làm việc và trình độ khả năng của bạn. Đặc biệt, nếu bạn biết ngoại ngữ, làm việc cho công ty nước ngoài, mức lương của bạn có thể đạt tới 15 – 17 triệu/tháng.

Khi đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, mức lương sẽ nằm trong khoảng 7 – 13 triệu/tháng.

Và khi bạn đã có kinh nghiệm trên 5 năm, cũng tức là bạn sẽ có cơ hội được thăng ở vai trò quản lý, chỉ huy trưởng thì mức lương của bạn chắc chắn sẽ rất hấp dẫn. Khả năng của bạn càng cao, mức lương càng cao. Và đương nhiên là đi đôi cùng với đó thì yêu cầu về trách nhiệm và cống hiến của bạn cũng sẽ cao hơn.

Với những thông tin trên đây, bạn còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch học tập văn bằng 2 Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngay hôm nay.

Xem chi tiết tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dưới đây.

Error: Contact form not found.